Bảo vệ mắt khi dùng máy tính - Cách tốt, mẹo hay
Thường xuyên sử dụng máy tính gây hại cho mắt như thế nào?
Màn hình máy tính và tất cả màn hình của các loại thiết bị điện tử khác như: điện thoại, laptop, máy tính bảng, tivi... đều chứa 25-35% ánh sáng nguy hiểm. Đây là loại ánh sáng có bước sóng ngắn (từ 400-460nm) nhưng lại mang năng lượng cao nên có khả năng tác động sâu vào đáy mắt và gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là tế bào võng mạc.
Điều này rất nguy hiểm vì tế bào võng mạc có chức năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác, đồng thời hấp thụ các ánh sáng dư thừa, đào thải các chuyển hóa gây hại cho võng mạc. Vì thế, khi hoạt động của tế bào võng mạc bị suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chỉ cần sử dụng các thiết bị công nghệ từ 3 giờ/ngày, nguy cơ các bệnh lý mắt sẽ tăng cao, đặc biệt là hội chứng thị giác màn hình (CVS). Tuy nhiên, thời gian trung bình mà người Việt sử dụng máy tính hiện nay khoảng 5h10 phút/ngày, điện thoại là 2h41 phút/ngày, xem tivi là 2h/ngày. Đặc biệt, với đối tượng là học sinh sinh viên và nhân viên văn phòng, những con số này có thể tăng lên gấp nhiều lần.
Theo hướng này, các nhà nhãn khoa trên thế giới đã nghiên cứu và phát hiện về vai trò quan trọng của Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ lớp tế bào võng mạc. Vì vậy, giải pháp mới được các nhà nghiên cứu Mỹ khuyến cáo là chủ động chăm sóc từ bên trong trên cơ sở cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm tăng cường Thioredoxin từ đó giúp bảo vệ võng mạc của mắt trước tác hại của ánh sáng nguy hiểm.